Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 cận kề, đây cũng là thời điểm các đối tượng sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn để tàng trữ, vận chuyển, sử dụng pháo nổ trái phép. Trước thực tế này, các lực lượng chức năng phải “căng” mình kiểm soát các hành vi vi phạm về việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh, đốt pháo. Bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến hướng dẫn người dân sử dụng pháo hoa đúng cách, cơ quan chức năng đã tăng cường thực hiện công tác quản lý và phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm về buôn bán, vận chuyển, sử dụng pháo nổ bất hợp pháp.
Có thể nói Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021 về quản lý, sử dụng pháo. Trong đó, cho phép người dân được quyền sử dụng pháo hoa trong một số sự kiện như: Lễ, tết, sinh nhật…Tuy nhiên, Chúng ta nên hiểu quy định để thực hiện cho đúng là việc hết sức cần thiết nếu không hiểu đúng như thế nào là pháo hoa và pháo hoa nổ? người dân chỉ được mua pháo hoa ở đâu? tổ chức, doanh nghiệp nào được phép kinh doanh pháo hoa? thì có thể dẫn đến nhầm lẫn và có nguy cơ vi phạm pháp luật.
Khi Nghị định 137 được ban hành thì thông tin này đã được dư luận đón nhận với sự quan tâm đặc biệt vì cho rằng đây là nhu cầu thực tế, nhất là khi Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang đến gần. Quy định đã mở ra một hướng mới trong việc sử dụng pháo hoa, nhưng không phải là được phép thoải mái. Liên quan đến quy định trong Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo, trước hết người dân cần phân biệt khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh bị nhầm lẫn.
Theo đó, pháo hoa mà người dân được phép sử dụng, là sản phẩm được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, màu sắc, ánh sáng trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Đây là loại pháo hoa không tiếng nổ, không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người.
Còn loại pháo hoa nổ là sản phẩm khi có tác động của xung kích thích cơ, điện, nhiệt, hóa tạo ra tiếng rít, tiếng nổ và tạo hiệu ứng, áng sáng màu sắc trong không gian. Hiện nay pháp luật cấm tuyệt đối người dân sử dụng loại pháo này. Nếu người dân sử dụng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý hành chính. Loại pháo hoa nổ chỉ được sử dụng trong các dịp kỷ niệm, bởi những cơ quan, tổ chức nhất định. Ngoài ra, Nghị định 137 cũng quy định người sử dụng pháo hoa phải là “người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”, đó là người từ đủ 18 tuổi trở lên và đủ năng lực hành vi dân sự thì mới được sử dụng pháo hoa. Bên cạnh đó, chỉ tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép mới được kinh doanh pháo hoa.
Theo đó, việc cho phép người sử dụng pháo hoa phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, người sử dụng không nên tùy tiện thực hiện gây ảnh hưởng đến không gian chung. Hành vi buôn lậu pháo và sản xuất, kinh doanh pháo hoa không đủ điều kiện theo quy định cần phải xử lý thật nghiêm.
Công an huyện Cẩm Giàng đã quyết định khởi tố vụ án và ra lệnh bắt tạm giam Trần Văn Đạt do hành vi buôn bán pháo nổ trái phép, giả mạo nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của Bộ Quốc phòng.
Công an tỉnh Lạng Sơn chủ trì và phối hợp cùng Công an huyện Chi Lăng để phát hiện và bắt giữ hơn một tấn pháo nổ tại thôn Làng Hạ, xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng.
Trong suốt 3 tháng gần đây, tỉnh Đắk Lắk liên tục ghi nhận nhiều trường hợp thương tật và tử vong do tàng trữ và sử dụng pháo nổ, gia tăng căng thẳng an ninh và an toàn trong địa bàn
Công an thành phố Hà Nội và công an tỉnh Thanh Hóa đã triệt phá thành công một đường dây vận chuyển và tàng trữ pháo giả BQP để bán tràn lan trên các trang mạng xã hội
Gần đến Tết Nguyên đán 2024, thị trường pháo hoa Bộ Quốc Phòng trở nên sôi động, nhưng nhiều người không biết rằng việc buôn bán pháo hoa trên mạng xã hội là hoạt động trái pháp luật.
Công an huyện Nông Cống, Thanh Hóa bắt giữ nhóm xây dựng hầm bí mật để thực hiện hành vi sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, và sử dụng pháo nổ trái phép.